Giật mình trước hiện thực trần trụi của cuộc sống
Pawel Kuczynski, chàng họa sĩ người Ba Lan bằng bàn tay tài hoa của mình đã vẽ lên trước mắt người xem một cuộc sống “không thể trần trụi hơn”. Từng nét vẽ khiến người nhìn cùng phiêu lưu và ma trận cảm xúc mà anh dệt lên, để cùng ngạc nhiên, ngỡ ngàng rồi chìm đắm trong suy tư, trầm lặng. Suy cho cùng, đây đều là hệ quả mà con người đã gây nên, người thắt nút nên là người tháo nút. Ấy thế nên, những vấn đề nhức nhối này có giải quyết được hay không còn phụ thuộc và chính chúng ta.
Chỉ vì miếng ăn, con người sẵn sàng hạ thấp mình như chính hành động của những con vật mà chúng ta vẫn thường “chăm” lúc trước vậy sao?
Cuộc sống có quá nhiều cạm bẫy, khiến chúng ta chẳng còn lòng tin về sự an toàn nữa. Mỗi quyết định, mỗi hành động đều dẫn đến cánh cửa tử thần. Ôi! Thấm thía làm sao câu “bút sa gà chết”.
Cuộc sống càng hiện đại, càng nhiều thiết bị thông tin, chúng ta lại vô tình tự biến mình thành kẻ lệ thuộc vào công nghệ, để những căn bệnh hiểm họa cứ thế kéo về và con đường dẫn đến bệnh viện sẽ chẳng còn xa.
Tôn giao giúp cho con người có niềm tin, chỗ dựa để hướng đến một cuốc sống tốt đẹp hơn hay tin vào một cách mù quáng mà đánh mất đi chính nhận thức thiết thực.
Ép buộc không phải là phương pháp giảng dạy tốt cho trẻ nhỏ. Vì nếu càng đưa vào định chế và khuôn mẫu lại càng phản tác dụng mà thôi.
Chúng ta trở thành tín đồ công nghệ tự bao giờ? Dù đang ở một cuộc sống thực nhưng tư tưởng vẫn bám vào thế giới ảo đâu đó.
Cáng phát triển, càng hiện đại, con người lại càng phụ thuộc vào chính những sản phẩm mà mình đã tạo ra, chẳng khác nào như người bệnh cần thuốc.
Cái lợi trước mắt đã làm lu mờ đi nhận thức của số đông, để rồi lựa chọn con đường gian khó hơn rất nhiều.
Tình yêu là thứ mật ngọt khiến cho con người bị ảo giác mà không nhận ra hiện thực đắng cay của thé giới thực tàn khốc đến thế nào.
Công cụ thông tin đang dần lan tỏa trên hành tinh. Đó là lợi ích mà con người nên được hưởng hay chỉ là công cụ của nhà cầm quyền để thống trị thế giới? Câu trả lời phụ thuộc vào suy nghĩ và hành động của mỗi chúng ta.
Con người được ví như động vật nguy hiểm số một trên Trái Đất này, khi hành động của con người có thể gây nguy hiểm cho tất cả các loài còn lại. Bạn nghĩ sao?
Thông tin ngày nay dường như “rất khó” để bảo mật khi chúng bị “khai thác” một cách triệt để khiến cho mọi thứ rò rỉ một cách nhanh chóng.
Bầu cử từ quyết định của mỗi người giờ chỉ còn là hình ảnh xưa cũ khi tất cả mọi thứ đều có một bàn tay khác dẫn dắt.
Bạn còn nhớ sự kiện về chiến tranh Irad năm 2003? Bạn có suy nghĩ gì về những nước có nguồn tài nguyên “hấp dẫn” dần trở thành miếng mồi ngon cho các nước cường thịnh hơn?
Vẻ hào nhoáng của người doanh nghiệp thành công không che lấp được bản chất “rỗng tuếch” bên trong của một cơ số người.
Vì chất lượng kém hay vì không biết cách chế biến mà chúng ta chỉ còn thưởng thức gia vị của món ăn chứ chẳng phải chính thực phẩm ấy nữa?
Tận cùng của sự nghèo khổ là tranh đấu, tận cùng của sự tranh đấu là một cuộc sống tốt đẹp hơn. Vậy tại sao người nghèo khổ cứ mãi “chịu đựng” để không ngóc đâu lên được?
Ngay cả cơn sóng biển cũng không được tự do vỗ vào bờ như mình thích, thiên nhiên đang dần bị con người tàn phá và thay thế bởi những thứ khác rồi.
Bạn có thấy phụ nữ phức tạp, khó hiểu không?
Đừng để trong tương lai, những đứa trẻ chỉ biết đến biển cả qua trang sách vô tri mà không được chiêm nghiệm thực tế.
Cuộc sống vốn dĩ rất giản đơn, nhưng chính lòng tham và sự ích kỷ của con người đã khiến mọi thứ đi quá xa so với mục đích tốt đẹp khác. Những bức tranh trên chỉ là một vài trong vô vàn mảnh ghép tạo nên thế giới này. Hãy thay đổi suy nghĩ và hành động để biến mọi thứ đẹp đẽ hơn, bạn nhé!
No comments:
Post a Comment