Bộ ảnh lột tả hiện thực cuộc sống giữa con người với con người đáng suy ngẫm
Balzac đã có câu nói nổi tiếng mà khi ngẫm nghĩ lại, chúng ta đều thấy nó hoàn toàn đúng “Có lẽ sự bình đẳng là quyền của con người, nhưng không thế lực nào trên trái đất này có thể biến nó thành sự thật”. Thật vậy, nếu có sự công bằng trên Trái Đất này, sự phân biệt chủng tộc sẽ chẳng còn nhức nhối như thế, sự chia cắt của các tầng lớp ở vùng Trung Đông biến con người thành trò đùa chẳng khác nào súc vật đã chẳng tồn tại dai dẳng đến vậy, và thế gian này làm gì có giàu và nghèo để cái kết đau lòng dành cho người tứ cố vô thân trở thành nỗi ám ảnh của cả xã hội. Những bức tranh biếm họa của Pawel Kuczynski đã “phơi bày” tất cả khía cạnh về sự khác biệt của những mảnh đời đang suy nghĩ.
“Tầm nhìn xa” của người giàu vô tình đánh rơi những số phận bất hạnh cần giúp đỡ ngay kề bên.
Ngồi không hưởng lợi – làm việc cật lực để được sống với đồng lương ít ỏi. Đó chính là sự khác biệt rõ ràng nhất mà phân chia đẳng cấp đã định.
Dẫu cho có ở ngay trước mặt, chưa chắc người nghèo đã được “hưởng thụ” nó, vì quyền quyết định nằm trong tay người khác.
Sự phân biệt chủng tộc, màu da đã ăn sâu vào cả tâm thức của trẻ em. Làm sao để thay đổi đây?
Như những con chim bị gông tù, ngay cả đứa con của mình, họ cũng không được quyền nuôi dưỡng và chăm sóc.
Người ở giai cấp trên chỉ biết ngồi đòi hỏi thêm mãi trong khi người chịu phải lao động lại là những người khác.
Người có tiền điều khiển được cả quân đội? Rồi những mảnh đời trong đó sẽ ra sao khi vô tình biến mình thành con cờ chính trị?
Đồi chơi của đứa trẻ nhà giàu là sự ám ảnh về miếng cơm lấp đầy bụng đói của đứa trẻ nghèo cơ hàn.
Có những nơi, chỉ có người nhiều tiền mới đến được. Có những thứ, chỉ có người nhiều tiền mới có quyền chạm đến.
Người có quyền thì được phép ngồi và chà đạp lên người thấp cổ bé họng?
Cũng có một tuổi thơ, cũng đang có một chiếc xe trong tay, nhưng với đứa trẻ có điều kiện, đó chỉ là thứ đồ chơi nhẹ nhàng, còn với đứa trẻ kia là cả gánh nặng to lớn về hai chữ “mưu sinh”.
Dẫu có to lớn, dẫu có nhiều đến đâu thì vẫn trở thành nô lệ trong xiềng xích của người có thế lực.
Cùng khoác lên chiếc áo đó nhưng cuộc đời đã phân chia thành hai số phận rõ rệt.
Người vẫn thỏa thuê với bầu trời bên trên, kẻ vẫn than khóc bên dưới chẳng ai thèm nghe.
Có những thứ mà người nghèo không thể xâm hại được, hay đó chỉ là chiêu trò dẫn dắt của người có quyền, có tiền?
Lời phát biểu của một vài người lại trở thành cuộc sống của không ít người khác.
Vốn dĩ mỗi người sinh ra trên thế gian này đều có quyền được hưởng những điều tốt đẹp nhất. Thế nhưng, cuộc sống chẳng bao giờ hiện lên màu hồng như thế, đi đến cuối con đường của sự bất công, liệu có thể tạo ra một thế giới công bằng? Tôi và bạn, bạn và chúng ta, hãy cùng suy nghĩ, thức tỉnh và hành động.
No comments:
Post a Comment